Công diễn ít ngày trước trong khuôn khổ

1.Sân khấu 24h là vở nhạc kịch kể về một nữ đạo diễn trẻ, người kết nối các mảnh ghép từ quay phim, âm thanh, ánh sáng, phục trang, diễn viên… để tạo nên một tổng thể nghệ thuật hài hòa. Nhưng trong quá trình làm nghề, cô và ê-kíp đối diện nhiều khó khăn tưởng chừng phải bỏ cuộc – kể từ việc diễn viên đến trễ ảnh hưởng việc quay hình hay đổi thể loại theo ý muốn nhà tài trợ. Nhưng rồi bằng nỗ lực và sự sáng tạo, đạo diễn trẻ giúp ê-kíp có được giây phút thăng hoa, tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu.

Và từ góc nhìn của nữ đạo diễn cá tính này, thành phố Vũng Tàu hiện lên như một vùng đất của những chiến binh quả cảm. Nói cách khác, nơi đó gắn với hiện thân của những ngư dân ngày đêm bám biển phải vật lộn với sự giận dữ của thiên nhiên, của những công nhân miệt mài ở công trường để từng bước đưa thành phố tiến về phía trước.

"24h" để đưa nhạc kịch đến gần khán giả - Ảnh 1.

Điều này được thể hiện trong hồi 1 Vũng Tàu từ những khuôn hình. Trong phần này, tất cả cùng hát khúc hoan ca, những công nhân gom nhặt từng mảnh ghép để vận hành công trình liền mạch – giống cách nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, nỗi sợ thất bại để thăng hoa trong nghệ thuật.

Rồi, tiếng nói nội tâm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại, tương lai… tiếp tục được các nghệ sĩ múa, ca sĩ truyền tải sống động qua ngôn ngữ cơ thể kết hợp với âm nhạc. Khúc hoan ca này được truyền tải qua hồi 2 Những cuộc đối thoại và kết thúc bằng hồi 3 Bay trên biển Đông.

Và hào khícủa vở diễn thêm tưng bừng khi xen lẫn giữa 3 hồi là màn hòa tấu Dòng khí của 3 nghệ sĩ đàn bầu, đàn nhị, sáo trúc: NSƯT Văn Hoàn, NSƯT Trần Biên, Sỹ Thanh cùng chỉ huy dàn nhạc Nguyễn Đại.

"24h" để đưa nhạc kịch đến gần khán giả - Ảnh 2.

Đáng nói, dù gặp trục trặc về âm thanh, nhưng ngay khi màn trình diễn vừa kết thúc, nhiều khán giả đứng dậy vỗ tay cùng những tiếng hò reo. Tác phẩm của đoàn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình.

Vở diễn kéo dài 80 phút qua bàn tay dàn dựng của thạc sĩ Tuyết Minh, nhạc sĩ Chinh Ba, Tịnh Tuấn hòa âm phối khí và các biên đạo múa: NSƯT Minh Hưng, NSƯT Lan Anh, Minh Tâm, Ngọc Anh cùng dàn diễn viên, ca sĩ Nhà hát Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Một điềukhá thú vị: Trong số các đoàn tham dự liên hoan, Bà Rịa – Vũng Tàu (không kể các Nhà hát Trung ương) là đoàn địa phương duy nhất thử nghiệm thể loại nhạc kịch.

Không chỉ trong khuôn khổ của cuộc thi, thạc sĩ múa Tuyết Minh còn ấp ủ mang vở Sân khấu 24h công diễn cho khán giả Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài vai trò tác giả kịch bản và đạo diễn, Tuyết Minh còn viết lời ca khúc.

“Tôi đam mê văn học nên rất thích viết lời. Ban đầu tôi viết theo mạch cảm xúc thành câu văn nhưng sau đó tôi rút lại thành câu thơ. Tôi bắt đầu viết vào tháng 10/2023 để nhạc sĩ phối khí” – chị bộc bạch – “Trong bối cảnh hạn chế về kinh phí, tôi và ê-kíp phải nỗ lực nhiều hơn. Bình thường tôi chỉ cảm tác rồi mời nhạc sĩ viết để đảm bảo được yếu tố chuyên môn nhưng kinh phí hạn hẹp nên mình phải làm hết”.

"24h" để đưa nhạc kịch đến gần khán giả - Ảnh 3.

Như chia sẻ, trong khuôn khổ liên hoan, nghệ sĩ Tuyết Minh đôi chỗ tiếc nuối vì còn nhiều thiếu sót ở khâu âm thanh. Nhưng chị tin khi mang vở đi công diễn, việc tiếp tục được đầu tư sẽ giúp vở trở nên hoàn thiện, đặc biệt là phần nhạc chơi ở cường độ cao, dày và tinh tế hơn.

Dù mức đầu tư chỉ bằng 1/3 so với các vở nhạc kịch thông thường, nhưng Tuyết Minh khẳng định chất lượng của Sân khấu 24h được đảm bảo sự chuyên nghiệp. Chị tâm sự: Thường múa trừu tượng sẽ ít người hiểu nội dung, nên vở diễn muốn kết hợp hài hòa giữa yếu tố nghệ thuật và công chúng.

“Tất nhiên còn vài điều tiếc nuối, nhưng tôi vẫn hài lòng với buổi biểu diễn này. Các nghệ sĩ trong đoàn đã nỗ lực hết mình”, nghệ sĩ nói thêm.

Còn bà Ngọc Quỳnh (Phó giám đốc Nhà hát Bà Rịa – Vũng Tàu) trong vai trò chỉ đạo nghệ thuật vở diễn cho rằng màn trình diễn của các nghệ sĩ “cũ người nhưng mới ta”. Bởi theo bà đây là lĩnh vực mới tiếp xúc, các ca sĩ, diễn viên múa chưa được đào tạo nhưng bằng sự tìm tòi, học hỏi, họ đã mang đến sự mới mẻ.

“Trước đây chúng tôi chỉ là đoàn ca múa nhạc tổng hợp, chỉ quen với việc đứng hát nhưng giờ phải học thêm về diễn xuất. Dịp tham gia liên hoan lần này có thể xem như một lớp tập huấn nâng cao chuyên môn cho các diễn viên trong đoàn” – bà chia sẻ – “Qua bàn tay dìu dắt của Tuyết Minh, các em đã trưởng thành hơn rất nhiều”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]
123B