1. Khai mạc vào chiều 5/10, Dấu thiêng – một trong những triển lãm hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô – bao gồm 52 bức tranh sơn mài của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang. Đáng chú ý, toàn bộ số tranh được trưng bày ngoài trời – một điều gần như chưa có tiền lệ với thể loại sơn mài

Các bức tranh được chia làm 4 chủ đề chính. Ở đó, Khởi gồm 14 tác phẩm, tập trung vào thể loại tĩnh vật, thể hiện sự chiêm nghiệm những giá trị thẩm mỹ của cuộc sống. Cội gồm 17 tác phẩm, đưa người xem vào một hành trình sâu xa để khám phá văn hóa và di sản của dân tộc Việt Nam như Hoàng Thành Thăng Long, Tháp Rùa, Chùa Một cột, chùa Thầy…

Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 1.

Rồi, Linh với 9 bức tranh, khơi gợi sự hoài niệm về văn hóa và di sản. Tại đây, họa sĩ tái hiện cảnh sân khấu thủy đình xưa với những buổi diễn rối nước, ngôi chùa Thầy nổi tiếng, và những cảnh đời thường tại các ngôi làng cổ.

Cuối cùng, Nôi với 12 bức tranh, gợi lên ký ức về quê hương, những ngôi đình làng và nghệ thuật rối nước – những biểu tượng văn hóa đặc trưng của cộng đồng nông dân Việt Nam.

Không chỉ gây chú ý bởi việc tổ chức trưng bày ngoài trời, một lượng lớn trong số này là những bức tranh sơn mài được vẽ trên khổ lớn – kết quả từ những nghiên cứu và thử nghiệm rất công phu của Chu Nhật Quang. Tại đó, anh đã có dịp áp dụng nhiều kiến thức về mỹ thuật và hội họa hiện đại mà mình từng thu nhận sau nhiều năm du học tại Mỹ.

Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 2.

Quang là một họa sĩ trẻ, nhưng bố và ông nội anh lại là những cái tên không hề xa lạ trong giới mỹ thuật. Ông nội của Quang là họa sĩ, NNND Chu Mạnh Chấn, người có nhiều năm theo đuổi nghệ thuật sơn mài, với những bức tranh khá nổi tiếng về văn hóa làng quê Bắc Bộ. Bố anh, NSƯT Chu Lượng, từng là Nhà hát Múa rối nước Thăng Long và cũng có nhiều ứng dụng về kĩ thuật làm sơn mài trong việc chế tác thế giới quân rối của mình.

“Gắn liền với những tác phẩm của bố và ông nội, chắc chắn hương vị của sơn ta đã thấm đẫm vào Quang kể từ khi còn nhỏ. Nhưng nhìn vào con đường của anh, chúng ta vẫn phải ngạc nhiên: Sau một thời gian dài học hỏi và tiếp xúc với kiến thức, công nghệ của hội họa phương Tây, anh vẫn quay về chọn sơn ta làm chất liệu sáng tác cho mình” – nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét.

Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 3.

Nhắc vui tới câu tục ngữ “Sơn ăn từng mặt”, ông Quốc gọi lựa chọn của Chu Nhật Quang bằng 2 từ “định mệnh”. Và như lời ông, lựa chọn ấy cũng bao hàm cả sự dũng cảm của chính họa sĩ – khi sơn mài không chỉ đòi hỏi sự bay bổng trong sáng tác của người nghệ sĩ mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ trong quá trình công phu chế tác một chất liệu truyền thống

“Xa hơn, với những gì đang có, lựa chọn ấy cũng đặt lên vai Quang một sứ mệnh quan trọng: Đưa sơn mài Việt Nam, trên nền tảng truyền thống, phát triển xa hơn trong sự hội nhập với mỹ thuật thế giới” – nhà sử học nói thêm – “Chúng ta đều biết đó là một con đường gian nan. Và buổi khai mạc triển lãm hôm nay, với số lượng tranh từ một sức lao động đáng nể, chính là bước khởi đầu trên con đường ấy”.

2. Về phần mình, Chu Nhật Quang cho biết, anh luôn trân trọng những giá trị của sơn mài truyền thống. Và, hành trình tìm kiếm những nét mới về màu sắc, không gian hay kích thước của những bức tranh trong Dấu thiêng cũng là hành trình để anh tự vượt qua giới hạn của chính mình.

Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 4.

 “Cùng nhau tham gia buổi triển lãm này, tại một không gian cổ kính và linh thiêng như Hoàng thành Thăng Long, tôi chỉ có một ước muốn giản dị: Tác phẩm của mình có thể chạm đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong lòng người xem, với hi vọng mang đến một hơi thở mới cho sơn mài…” – Quang nói – “Dù đây chỉ là bước khởi đầu, tôi luôn coi mỗi tác phẩm là một bước tiến nho nhỏ trên con đường khám phá bản thân”.

Khá thú vị, dù bỏ một nguồn kinh phí không hề nhỏ để thực hiện các bức tranh sơn mài và tổ chức triển lãm, Quang hiện vẫn chưa có ý định bán tranh, dù đã có nhiều nhà sưu tập “đánh tiếng”. Ngược lại, anh hi vọng có thể tiếp tục đi tới đủ mọi vùng miền của Việt Nam để khám phá, tìm hiểu tái hiện những vẻ đẹp của đất nước qua các tác phẩm sơn mài mới.

“Chặng đường ấy sẽ rất dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhưng từng bước một, tôi mong rằng tác phẩm của mình có thể truyền tải được những giá trị quý báu của dân tộc”, anh bộc bạch.

Như chia sẻ, hiện tại Chu Nhật Quang đang tiếp tục hoàn thiện các tác phẩm sơn mài khổ lớn với các đề tài liên quan tới Chiến thắng 30/4/1975. Anh đặt mục tiêu sẽ tổ chức một triển lãm mới tại TP. HCM vào năm tới, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.

Dưới đây là một số tác phẩm của Chu Nhật Quang tại triển lãm Dấu thiêng (kéo dài tới 15/10/2024)

Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 6.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 7.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 8.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 9.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 10.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 11.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 12.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 13.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 14.Cùng xem triển lãm 'Dấu thiêng' của Chu Nhật Quang tại Hoàng thành Thăng Long  - Ảnh 15.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]
123B